Đất trồng lúa Củ Chi và những thông tin bạn cần nắm để tránh đầu tư sai lầm

Vừa qua tại khu vực huyện Củ Chi có nhiều tường rào quanh khu các lô đất trồng lúa bị tháo dỡ vì lý do lên thổ hay phân lô trái luật quy định khiến cho nhiều nhà đầu tư phải hoang mang khi nhận được thông báo thanh tra kiểm soát.

Đất Vàng Củ Chi sẽ chia sẻ về đất trồng lúa củ chi là loại đất như thế nào cho đọc giả nắm rõ, các thông tin cần thiết để nhà đầu tư quyết định có nên mua hay không, tránh trường hợp bị mất tiền.




Đất  trồng lúa Củ Chi là đất như thế nào

Đất trồng lúa hiểu 1 cách nôm na là phần đất dùng trong việc trồng lúa nước, phần đất từ thời xa xưa ông cha ta đã sử dụng để phát triển kinh tế, nước ta đi lên từ một nước Nông nghiệp lúa nước, Củ Chi là huyện có diện tích đất trồng lúa lớn không kém gì các tỉnh thành khu vực khác.

Đất trồng lúa được chia thành 2 loại:

Đất trồng lúa nước: Đất chủ yếu dùng canh tác trồng lúa từ 2 vụ trong một năm, đã được quy định theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Đất trồng lúa khác: dùng để trồng những loại cây lúa khác và được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.


đất lúa Củ Chi là loại đất gì

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa Củ Chi

Để chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì cần những điều kiện sau:

+ Đảm bảo các điều kiện không bị mất khi muốn trồng lúa trở lại, cụ thể là không làm: biến dạng đất, ô nhiễm môi trường đất, không làm hư hỏng các công trình giao thông, công trình thủy lợi cho việc trồng lúa

+ Nằm trọng hạng mục được phép từ kế hoạch sử dụng đất địa phương là cấp xã.

+ Mục đích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản sẽ được dùng tối đa 20% diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản, nhưng đảm bảo hiện trạng cũ khi chỉ trồng lúa.

+ Người sử dụng sở hữu có và đã đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã.


Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Thủ tục chuyển đất trồng lúa tại Củ Chi sang trồng cây hàng năm

Bước 1: Các đơn vị tổ chức, cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa cần phải gửi bản hồ sơ đăng ký đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và giải quyết trường hợp chuyển đổi cơ cấu không đủ điều kiện hợp lệ thì trong 3 ủy ban nhân dân xã, phường sẽ hướng dẫn chỉ đạo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh bản đăng ký theo đúng quy định. Ngược lại thì trong 5 ngày nhận xác nhận “Đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi, gửi lại cho người sử dụng đất.

Chuyển mục đích sử dụng đất tốn bao nhiêu tiền?

Không có mức giá nhất định, chi phí đăng ký còn tùy vào mỗi địa phương, kế hoạch sử dụng đất sẽ quyết định xem mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn quá 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp, nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng giá của đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.


>>> Gợi ý đọc: Các thủ tục xin chuyển đổi thành đất thổ cư


thủ tục quy trình chuyển đất trồng lúa sang cây hàng năm

Quy trình xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào sai mục đích ở Củ Chi

Luật sử dụng đất nêu rõ hành vi sử dụng đất sai mục đích chính là dùng đất lúa trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định chuyển giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013. Cơ quan nhà nước sẽ thực hiện quy trình xử phạt như sau:

+ Lập biên bản để làm căn cứ quyết định thu hồi đất trồng lúa.

+ Xác minh, thanh tra xem đất vi phạm như thế nào

+ Gửi thông báo thu hồi đất

+ Tiến hành thực hiện thu hồi

+ Nếu có sự cản trở sẽ dùng biện pháp cưỡng chế

+ Cập nhật các thông tin địa chính, thu hồi sổ đỏ.


Quy trình xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích ở Củ Chi

Có nên mua đất trồng lúa Củ Chi đầu tư bất động sản

Để trả lời cho câu hỏi có nên hay không? sau đây là những rủi ro khi mua đất trồng lúa để đầu tư bất động sản:

Xác thực định giá giá trị thửa đất không dễ dàng

Không khó để chúng ta nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản nông nghiệp trong những năm qua. Cũng chính bởi tỷ suất sinh lời khủng sau khi chuyển đổi được lên thổ cư đã vô tình tạo ra hiện tượng “sốt” đất nông nghiệp ở một số khu vực vùng ven đô thị, đặc biệt là tại các tỉnh vùng ven Tp. HCM trong đó có huyện Củ Chi.

Các chuyên gia, giá đất thường gia tăng theo chu kỳ và khi đạt đỉnh điểm “cơn sốt ảo” thì sẽ có xu hướng giảm dần, lợi dụng để đẩy giá đất nông nghiệp lên cao ngất ngưởng. Về phía người đầu tư, khi chưa có nhiều kinh nghiệm định giá đất sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị lỗ khi mua phải những thửa đất này.


>>> Có thể bạn cần: 6 lý do nên đầu tư bất động sản củ chi trong giai đoạn hiện nay


có nên mua đất trồng lúa Củ Chi đầu tư giai đoạn này


Chuyển đổi lên thổ cư khó khăn

Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp có những người băn khoăn có nên mua đất trồng lúa không đều mang mục đích sở hữu đất sau đó chuyển đổi sang đất thổ cư để phân lô, bán lấy lời. Nếu cách đây 5-7 năm trước có lẽ dễ dàng nhưng hiện tại có những chính sách áp dụng gây khó khăn.

Tình hình chung hiện tại đang đất lúa lên thổ cư đang bị siết chặt dần, nếu chuyển không được lên thổ cư thì miếng đất lúa lúc này bạn muốn bán lại đất cũng rất khó để tìm người có nhu cầu.

Trên là những thông tin về đất trồng lúa Củ Chi và các rủi ro hiện tại nhiều nhà đầu tư gặp phải khi mua đất lúa. 


Gọi điện ngay
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi điện ngay