An toàn về pháp lý trong mua bán nhà đất bất động sản là vấn đề luôn được người trong cuộc là mua và bán quan tâm, khi thực hiện sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ hay thiếu xót là cho quá trình giao dịch diễn ra không được trôi chảy suông sẻ, nên bài viết sau đây Đất Vàng Củ Chi sẽ chia sẻ tư vấn quy trình và thủ tục mua bán nhà đất mới nhất hiện nay.
Quy trình các bước mua bán nhà đất đảm bảo pháp lý
Cái đầu tiên quan trong để mua bán nhà đất thì không đâu khác là tài chính, vì thế bên cạnh vấn đề này, thì yếu tố về giấy tờ hợp lệ đầy đủ cũng là một trong những điều kiện quan trọng làm nên thành công của một giao dịch bất động sản.
Kiểm tra xác thực các loại giấy chứng nhận và giấy tờ liên quan
Người mua cần kiểm tra: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, CMT, giấy đăng ký kết hôn... của chủ nhà đất (đề nghị chủ nhà | hoặc môi giới cho xem bản chính). Liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch: liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin quy hoạch, thu hồi đất… hoặc ghé văn phòng Đất Vàng Củ Chi để chúng tôi kiểm tra
Đặt cọc mua bán nhà đất
Bước không thể bỏ qua trong thời gian chờ tới ngày ký hợp đồng mua bán, bước này nhằm đảm bảo việc người bán lẫn người mua không “bùng kèo”, gây ảnh hưởng cả 2 bên.
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: đặt cọc là việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết, hợp đồng được thực hiện.
Pháp lý đặt cọc:
- Trường hợp 1: hợp đồng giao dịch thành công thì số tiền đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ vào số tiền thanh toán
- Trường hợp 2: bên mua có ý định từ chối hoàn thành bước tiếp theo hợp đồng thì số tiền cọc sẽ thuộc về bên bán
- Trường hợp 3: bên người bán từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng, bên có đất phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc (tiền phạt cọc).
Thanh toán ký kết công chứng giao dịch
Sau khi đã tiến hành đặt cọc, các bên giao dịch sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng và mang đi công chứng hợp đồng tại Phòng công chứng (của Nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (tư nhân) trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có đất.
Các loại giấy tờ bên mua cần chuẩn bị: + Bản gốc CMND + 4 bản photo công chứng. + Bản gốc hộ khẩu thường trú + 4 bản photo công chứng.
Nộp hồ sơ sang tên
Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện.
Bộ hồ sơ bao gồm: + 2 bản sổ hộ khẩu + CMND + Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân + 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên. + Sổ đỏ bản gốc
Các loại phí cần đóng giữa bên mua và bán
Tùy vào thỏa thuận giữa bên bán và mua trên cơ sở pháp lý một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện:
Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
Phí địa chính: 15.000đ/lần
Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
Đăng bộ ra sổ mới
Khi đã đóng đầy đủ các khoản phí và giao dịch thành công người mua đến UBND quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
Bộ phận địa chính sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu của nhà đất.
Từ 30-45 các thông tin mới chủ sở hữu sẽ được cấp lại.